Cùng với những khối ngành văn hóa thì những khối ngành năng khiếu cũng đang bước vào mùa tuyển sinh năm 2018. Trong đó, thể dục thể thao là khối ngành được nhiều thí sinh tham gia dự tuyển. Nếu bạn đang muốn đăng kí xét tuyển khối ngành năng khiếu này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 4 điều cần nắm trước khi nộp hồ sơ dự tuyển vào trường Đại học Thể dục Thể thao.
Hình thức tuyển sinh và yêu cầu sức khỏe
Là khối ngành đặc thù về rèn luyện với cường độ cao những yêu cầu về sức khỏe và thể trạng là yếu tố đầu tiên cần quan tâm khi đăng kí dự tuyển.
Ngoài việc thi hai môn chung là Toán và Sinh thì thí sinh còn phải thi những môn năng khiếu. Để được thi môn năng khiếu thì thí sinh phải qua kiểm tra thể hình. Quy định về thể hình khi vào trường như sau: Có thể hình cân đối, sức khoẻ và thể lực tốt, không bị dị tật, dị hình; đảm bảo học tập và công tác TDTT lâu dài. Chiều cao tối thiểu đối với nam là 165cm, cân nặng: 45kg; đối với nữ là 155cm, cân nặng: 40kg.
Những môn năng khiếu được thi tuyển như thế nào?
Môn thi năng khiếu gồm 2 phần là phần thi năng khiếu chung và phần thi năng khiếu chuyên môn. Mỗi phần thi có tối đa là 5 điểm. Kết quả môn năng khiếu sẽ là tổng điểm của cả 2 phần thi.
1.Phần thi năng khiếu chung
Thí sinh bắt buộc phải dự thi 2 nội dung sau:
– Bật xa tại chỗ bằng 2 chân (cm): Thí sinh thực hiện 2 lần, lấy thành tích cao nhất. Thí sinh thực hiện đứng tại chỗ bằng 2 chân trên ván giậm nhảy (không vượt qua mép trên của ván) và bật về phía trước (rơi xuống hố cát bằng 2 chân), xác định thành tích từ điểm rơi gần nhất cho tới mép trên của ván giậm nhảy (thước đo vuông góc với ván).
– Chạy luồn cọc (s) (cự ly 30m cả đi và về ): Thí sinh thực hiện 1 lần. Chạy 15m luồn qua 5 cọc; quay lại chạy thẳng về đích (từ vạch xuất phát đến cọc thứ nhất là 7m, mỗi cọc cách nhau 2m). Phạm quy: Không được tính thành tích khi không luồn cọc. Bị trừ 0,25 điểm nếu: Làm đổ 1 cọc.
2.Phần thi năng khiếu chuyên môn
Thí sinh được tự chọn trong 14 môn năng khiếu sau: điền kinh, thể dục, bơi lội, bóng đá,cầu lông, bóng rổ, bóng bàn, bóng chuyền, bóng ném, cờ vua, võ thuật, vật, bắn sung, quần vợt. Nội dung và hình thức thi sẽ được triển khai khi thí sinh đăng kí chọn năng khiếu chuyên môn.
Cơ hội việc làm của ngành Thể dục Thể thao
Trong những năm qua, phong trào rèn luyện thể dục thể thao của quần chúng đã có bước phát triển sâu rộng, từ đó tạo nhiều cơ hội việc làm cho những sinh viên theo học khối ngành này.
Sau khi tốt nghiệp trường Đai học Thể dục Thể Thao, bạn có thể làm việc tại những vị trí sau:
Huấn luyện viên thể thao
Tất cả các vận động viên thể thao đều cần một huấn luyện viên để chỉ dẫn, giúp họ phát huy tối đa khả năng của bản thân. Cho dù đó là đào tạo ở môn điền kinh, quần vợt, bóng đá, bơi lội, bóng chày, hay bóng bầu dục, huấn luyện viên thể thao cũng được xem là một lựa chọn nghề nghiệp đáng xem xét nếu bạn có nhiều kinh nghiệm với một môn thể thao cụ thể.
Chuyên gia đào tạo
Sẽ có một loạt các cơ hội việc làm được mở ra cho những người quan tâm đến sức khỏe và đào tạo thể hình, thể dục thẩm mỹ. Không chỉ là câu lạc bộ y tế địa phương hay phòng tập thể dục mà ngay cả các đội thể thao cũng cần có một chuyên gia đào tạo trong phòng tập nói chung.
Phóng viên thể thao
Bất kỳ một cuộc thi đấu thể thao nào, càng nổi tiếng người ta càng muốn có những người theo dõi trận đấu có thể mô tả kèm theo những lời bình luận sắc sảo. Công việc của một phóng viên thể thao là đưa tin, tổng hợp, phân tích cho khán giả hiểu thêm tính gay go, quyết liệt và những điểm đáng lưu ý của trận đấu.
Với những thông tin trên, bài viết hi vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho những bạn trẻ muốn tham gia học khối ngành Thể dục Thể thao.
(Nguồn: trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp)