Bệnh trĩ là bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những người mắc bệnh trĩ cần quan tâm đến chế độ ăn uống và các hoạt động thể dục thể thao để cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh gây ra. Vậy bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào?
Khái quát về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một tình trạng phổ biến liên quan đến sự phình to của các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn và đôi khi chảy máu. Bệnh này được phân thành hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại, nguyên nhân gây ra bệnh trĩ chủ yếu do táo bón mãn tính, béo phì, thói quen ngồi lâu, khi mang thái và do gia đình có tiền sử mắc bệnh trĩ.
Bị bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào?
Trĩ là bệnh lý rất phổ biến hiện nay, với căn bệnh này người bệnh cần phải thăm khám, điều trị sớm và chú ý đến chế độ ăn uống, luyện tập thể thao để cải thiện. Dưới đây là một số bộ môn thể thao phù hợp với người bị trĩ, mọi người có thể áp dụng cho bản thân.
Đi bộ
Đây là bài tập an toàn và dễ thực hiện, có thể áp dụng 30 phút mỗi ngày với người bị bệnh trĩ. Đi bộ giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn và trực tràng ngoài ra còn kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp cải thiện chức năng ruột và giảm nguy cơ táo bón. Bạn nên đi bộ trên bề mặt phẳng, tránh làm tăng áp lực lên vùng hậu môn.
Xem thêm: Top các môn thể thao đồng đội được yêu thích nhất
Bơi lội
Bơi lội giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện tuần hoàn thích hợp cho những người mắc trĩ độ nhẹ. Khi bơi, cơ thể được nâng đỡ bởi nước giúp giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn làm giảm cảm giác khó chịu do bệnh trĩ. Bơi lội là một bài tập toàn thân kích thích tuần hoàn máu, giúp cải thiện lưu thông trong cơ thể làm giảm nguy cơ tái phát của bệnh trĩ. Bơi lội là một hoạt động an toàn và có lợi cho những người mắc bệnh trĩ tuy nhiên cũng cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân đang ở mức độ nào. Để có ích tốt nhất từ bơi lội, người bệnh trĩ nên tập từ 3-4 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 30-60 phút sẽ giúp cơ thể thư giãn và giảm căng thẳng lên các tĩnh mạch hậu môn.
Yoga
Tập yoga có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bị trĩ vì nhiều tư thế yoga giúp tăng cường lưu thông máu, đặc biệt ở vùng bụng và hậu môn, giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch. Bài tập Yoga còn kích thích hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón, nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ. Một số tư thế yoga phù hợp như tư thế cây cầu, tư thế ngồi gập người, tư thế xoay cột sống…Tránh các tư thế tạo áp lực lớn lên vùng bụng hoặc yêu cầu gồng mạnh. Nếu cảm thấy khi tập không thoải mái và đau đơn, hãy ngừng tập và điều chỉnh lại tư thế cho phù hợp.
Thể dục dưỡng sinh
Các bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho những người bị trĩ. Thể dục dưỡng sinh mỗi sáng hoặc tối trước khi ngủ, 15-20 phút/lần như hít thở sâu, căng giãn cơ bắp sẽ giúp cơ thể linh hoạt hơn, giảm áp lực lên tĩnh mạch. Các bài tập dưỡng sinh giúp thư giãn cơ thể và giảm căng thẳng, cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón điều này có thể cải thiện triệu chứng bệnh trĩ.
Xem thêm: Các môn thể thao giúp tăng chiều cao nhanh nhất cho trẻ
Những môn thể thao cần tránh khi bị trĩ
Khi bị trĩ cần tránh một số môn thể thao và hoạt động thể chất gây áp lực lên vùng bụng và hậu môn. Một số môn thể thao nên tránh đó là:
- Các bài tập với trọng lượng nặng, đặc biệt là các bài tập như squat có thể tạo áp lực lớn lên vùng bụng, làm tăng nguy cơ trĩ.
- Bóng đá và các môn thể thao đối kháng thường yêu cầu sức mạnh và sức bền, có thể dẫn đến áp lực lớn lên vùng bụng.
- Chạy bộ quá sức hoặc không có kỹ thuật đúng có thể gây áp lực lên vùng bụng.
- Ngồi thiền yêu cầu ngồi rất lâu gây áp lực ổ bụng, hậu môn, trực tràng nên người bị trĩ nên lưu ý để hạn chế sự phát triển của búi trĩ.
- Nhảy múa và aerobic mạnh có thể tạo ra áp lực không cần thiết lên vùng bụng.
- Cử tạ là bộ môn người bị trĩ nên tránh.
Một số lưu ý khi bị bệnh trĩ
Khi điều trị bệnh trĩ, ngoài việc tự tập luyện thể dục thể thao, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ để hỗ trợ quá trình điều trị. Cụ thể:
- Chú ý đến chế độ ăn uống cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn và ngăn ngừa táo bón.
- Uống đủ nước 5-2 lít mỗi ngày, giúp làm mềm phân và giảm áp lực lên tĩnh mạch.
- Vận động nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực lên vùng hậu môn.
- Không nhịn đi vệ sinh để tránh tình trạng táo bón.
- Tránh ngồi lâu vì điều này có thể làm tăng áp lực lên vùng hậu môn.
- Tránh các môn thể thao có thể tạo áp lực lớn lên bụng và hậu môn và trực tràng.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ như sử dụng kem bôi ngoài, bôi bên trong hậu môn.
Người bệnh trĩ có thể tập thể thao nhẹ nhàng phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tái phát do bệnh gây ra.
Bài viết trên Deathrattlesports đã giải đáp để bạn đọc biết rõ hơn về bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào và nên tránh những bộ môn gì không có lợi cho bệnh nhân bị trĩ. Nếu đang mắc phải căn bệnh này hãy ghi nhớ để áp dụng bài tập nhẹ nhàng phù hợp đồng thời cần kết hợp ăn uống lành mạnh. Người bệnh nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ chần đoán và tư vấn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.